PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

Các nhóm chất dinh dưỡng chính mà thực phẩm cung cấp bao gồm năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ. Có vô số loại thực phẩm khác nhau, mỗi thực phẩm có thể cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc. Tuy nhiên mỗi thực phẩm thường có xu hướng cung cấp một nhóm chất dinh dưỡng chủ đạo trong số các nhóm chất vừa kể trên. Chính vì thế, thực phẩm thường có thành phần và cấu trúc hoá học rất khác nhau. Khi không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chính là nguồn gây bệnh. Bởi giầu chất dinh dưỡng nên thực phẩm cũng là môi trường hấp dẫn cho các vi sinh vật sinh sống và phát triển bao gồm các loại vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng. Ở nhiệt độ bình thường đặc biệt là trong mùa hè nóng nực, các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh chóng, làm thực phẩm bị ô nhiễm nguy hiểm. Mặt khác vì các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có bản chất hoá học nên trong điều kiện bình thường các quá trình phân huỷ tự nhiên thường xảy ra khi thực phẩm bị để lâu làm phẩm chất của chúng bị giảm hoặc bị hỏng và trở nên độc. Quá trình tự phân huỷ này bị chậm lại khi thực phẩm được bảo quản. Thực phẩm được ăn vào dưới nhiều dạng, dạng tư­ơi sống tự nhiên như trái cây, rau sống hoặc dưới dạng phải nấu chín như­ thịt, cá... và vô số thực phẩm được sử dụng sau các quá trình gia công công nghệ như­ thịt hộp, cá hộp, bánh, mứt, kẹo, bơ, phó-mát ..Trong suốt cả quá trình từ sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản và sử  dụng, thực phẩm đều có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hoá học và lý học nếu thực hành sản xuất không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn. Khi ấy thực phẩm trở nên nguy hại cho sức khoẻ và là nguyên nhân của các vụ ngộ độc.

"Bệnh từ miệng vào” vì thực phẩm được ăn, uống qua đường miệng và tiêu hoá tại dạ dày và ruột. Một khi thực phẩm bị ô nhiễm, nó thực sự trở thành nguồn gây bệnh nguy hiểm cho người sử dụng. Các tác nhân độc hại bị nhiễm vào thực phẩm sẽ tấn công và gây tai họa. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cần được hiểu là mọi biện pháp, mọi nỗ lực nhằm đảm bảo cho thực phẩm ăn vào không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Mục đích của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm xét cho cùng là để ngăn ngừa không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc nhiễm độc tích lũy do thức ăn bị ô nhiễm. Vì vậy, VSATTP là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành nhiều khâu có liên quan từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản và sử dụng. Về phía người tiêu dùng, có các kiến thức cơ bản về thực phẩm và VSATTP là cách tốt nhất để có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

10 LỜI KHUYÊN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC

 Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra vơí bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ngộ độc thực phẩm có thể phòng tránh được ,nên theo những lơì khuyên sau đây:

1.Chọn thực phẩm tươi sạch:

a. Thực phẩm sống: chỉ lựa chọn thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi và màu lạ.

b. Thực phẩm chín:

- Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, buị bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt riêng, không có giá kê cao ,khôgn có dụng cụ che đậy, không có đồ bao gói, màu sắc lòe loẹt không tự nhiên.

- Không mua thực phẩm bao gói sẳn không có nhãn hiệu hàng hóa, có nhãn nhưng không ghi hạn dùng hoặc đã quá hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất.

- Không mua thực phẩm đóng hộp không có nhãn hiệu hàng hóa, có nhãn nhưng không ghi hạn dùng hoặc đã quá hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất. Hộp bị phồng, méo, rạn nứt, han rỉ.

2. Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch rau quả tươi:

- Nấu chín kỹ thức ăn là cách tiêu diệt các mầm bệnh bằng nhiệt độ. Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết cácloại vi khuẩn gây bệnh nhất là các mầm bệnh do ký sinh trùng.

- Không nên ăn những thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, tiết canh.

- Ngâm rửa rau quả là làm cho các chất độc nếu có bị hòa tan và loại bỏ. Rửa sạch rau quả tươi nhiều lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu có thể, nhất là với các loại rau quả dùng ăn sống.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong:

- Thức ăn sau khi chế biến để lâu không được bảo quản là nguyên nhân phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ cho vi khuẩn phát triển nhanh là từ 25-37oC.

4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín:

- Thực phẩm sau khi nấu chín cần đựơc che đậy bằng lồng bàn hay đựng vào tủ thức ăn để tránh nhiễm bẩn từ môi truờng do bụi ,đất ,hóa chất ,ruồi ,gián ,chuột ...

- Trong trường hợp chưa ăn sau 2 giờ chế biến ,thức ăn nấu chín nên để vào trong tủ lạnh (5oC) hoặc hâm giữ trên nhiệt độ 60oC.Nhiệt độ từ 5oC đến 60oC là nhiệt độ vi khuẩn có thể tăng sinh trong thực phẩm thậm chí đến mức gây ngộ độc.

 5. Đun kỹ lại thức ăn thừa của bữa trước khi dùng lại:

- Khi dùng lại thức ăn của bữa trước nên đun lại và đun kỹ thức ăn cũ trước khi ăn ,để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và đang tồn tại trong thức ăn,phòng ngừa ngộ độc.

- Tuy nhiên chỉ nên dùng thức ăn bữa trước thêm một lần.

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:

- Thức ăn đã nấu chín không còn mầm bệnh vì đã bị diệt bởi nhiệt độ trong quá trình nấu nướng ,trong khi thức ăn sống thường dính nhiều vi khuẩn kể cả vi khuẩn gây bệnh .Khi vô tình để lẫn thức ăn sống và chín sẽ có sự nhiễm chéo của mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

7. Rửa sạch tay bằng nước sạch trước khi cầm vào thực phẩm:

- Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các thức bẩn ,sau khi đi vệ sinh.
- Bàn tay là một yếu tố trung gian chuyền mầm bệnh .Bàn tay của người chế biến cầm sờ vào thực phẩm cần phải được rửa sạch và giữ sạch trong suốt quá trình chế biến.

8. Giữ bếp dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng,khô ráo:

- Cần giữ khu bếp nơi chế biến thức ăn gọn gàng, ngăn nắp, bề mặt khô sạch, cách xa các nguồn gây ô nhiễm như chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, rác thải.

- Không để nước, rác bẩn ứ đọng và cần được thường xuyên làm vệ sinh lau rửa.

9. Không ăn, sử dụng các thức ăn nghi ôi thiu, mốc, hỏng:

- Thức ăn khi có dấu hiệu ôi hỏng tức là thức ăn đã chứa bên ttrong trong các chất độc do thức ăn bản thân nó bị phân huỷ ,bị lên men,hoặc bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn và nấm mốc như vi khuẩn phó thương hàn, tụ cầu vàng, độc tố vi nấm aflatoxin thường có trong đậu, lạc mốc ... rất nguy hiểm.

10. Chế biến thực phẩm bằng nước sạch:

- Nên dùng các nguồn nước: nước máy, nước giếng, nước mưa.
- Nước cần phải trong, không màu, không mùi và không có vị lạ.
- Thực phẩm có thể bị ô nhiễm vì nguồn nước bị nhiễm bẩn, hay nhiễm tác nhân hóa học, kim loại nặng.- Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chúng ta, đây là món quà quý báu mà người nội trợ dành cho những người thân yêu trong gia đình và những người cùng thưởng thức các món ăn mình vừa chế biến, góp phần nâng cao sức lao động, phòng chống bệnh tật và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình.

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường tiểu học Hưng Thái Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 31 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trong năm học vừa qua,mặc dù vừa phải làm tốt việc dạy nhưng những hoạt động tổ chức lớp học vẫn luôn được chú trọng. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 52 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Sốt biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm.. là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết ... Cập nhật lúc : 8 giờ 29 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thời gian vừa qua chúng ta đã được nghe nói nhiều về dịch cúm A đang diễn biến phức tạp gây nguy hại đến sức khỏe con người. Hiện nay dịch bệnh này vẫn đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng ... Cập nhật lúc : 14 giờ 5 phút - Ngày 18 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 22/12/2023, trường TH Hưng Thái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN và đặt vòng hoa làm lễ tri ân các anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Hưng Long. ... Cập nhật lúc : 19 giờ 21 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Bệnh cúm (cảm là bệnh lý nhẹ hơn cúm) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và bi ... Cập nhật lúc : 7 giờ 33 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929, người dân tộc Nùng tại Nà Mạ tỉnh Cao Bằng. Những trang viết đầu tiên, Nhà văn Tô Hoài đã dành khá nhiều trang sách để viết về cuộ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 11 về với bao thương nhớ và cảm xúc bồi hồi xao xuyến về ngày lễ trọng đại của cả nước – ngày lễ Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20/11. ... Cập nhật lúc : 9 giờ 32 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Tháng 11 lại về trong tiết trời se lạnh, thầy và trò cả nước tưng bừng, phấn khởi thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Hôm nay, thư viện nhà trường trân trọng ... Cập nhật lúc : 7 giờ 51 phút - Ngày 10 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 57.698 trường hợp mắc sốt xuất huyết(SXH) trong đó có 14 trường hợp tử vong tại 09 tỉnh miền Nam và Tây Nguyên. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 24 phút - Ngày 11 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
123456789101112
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề khảo sát học sinh giỏi đầu năm
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thời khóa biểu tuần 18 năm học 2021-2022
Thời khóa biểu tuần 9 năm học 2021-2022
Thông tư 22/2019/BG-ĐT ban hành về Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp
Kế hoạch năm học 2021-2022 của trường TH Hưng Thái
Danh sách học sinh các lớp năm học 2021 -2022
TKB các lớp 2021 -2022
Thời khóa biểu tuần 3 năm học 2021 -2022
Mẫu bảo hiểm y tế năm học 2021 -2022
Thời khóa biểu dạy tuần 1 của các lớp năm học 2021-2022
Thời khóa biểu năm học 2021 -2022
Thời khóa biểu tuần 28 năm học 2020-2021
Danh sách học sinh các lớp đã bổ sung năm học 2020 -2021
Kế hoạch NH 2020-2021 trường TH Hưng Thái
Các khoản đóng góp NH 2020-2021
Thời khóa biểu tuần 3 năm học 2020 -2021
12345678