PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG THÁI
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 11. Lãnh hải

 

          Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

          Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

          Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải

          1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh  hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

          2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

          3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hoà bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

          4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

          5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

          Điều 13. Vùng tiếp giáp lãnh hải

          Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

          Điều 14. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải

          1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tài điều 16 của luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.

          2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

          Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế

          1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

          a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

          b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

          c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

          2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

           3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

          4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định tại điều 17 và điều 18 của luật này.

          Điều 17. Thềm lục địa

          Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

          Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

          Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).

          Điều 18. Chế độ pháp lý của thềm lục địa

          1. Nhà nước thực hiện quyền làm chủ đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.

          2. Quyền làm chủ quy định tại khoản 1 điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

          3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất cứ mục đích nào ở thềm lục địa.

          4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

          Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

          5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình ở thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

          Câu 4: Quy định về tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ

          Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ

          1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay Nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.

          2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp,mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.

          3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của Pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả.

          4. Trong nội thuỷ, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp.

          5. Lực lượng có thẩm quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.

          Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.

          6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thoả thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

          7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu qủa thiên tai, thảm hoạ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

          Câu 5: Luật biển Việt Nam quy định những nhóm hành vi nào nghiêm cấm khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam? Nghĩa vụ, trách nhiệm của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển?

          Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí, chất nổ, chất độc hại.

          Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.

          Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tràng trữ trái phép chất ma tuý.

          1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

          2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi cư trú đậu của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên xử lý.

          Điều 40. Cấm phát sóng trái phép

          1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của Pháp luật Việt Nam nếu tàu thuyền này đang ở trong nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.

          Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.

          2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

          3. Việc truy đuổi các các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

          Câu 6: Những ngành kinh tế biển nào được Nhà nước ưu tiên phát triển? Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển của Nhà nước ta?

          Điều 43. Phát triển các ngành kinh tế biển

          Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:

          1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển.

          2. Vận tải biển, cảng biển, đóng gói và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;

          3. Du lịch biển và kinh tế đảo;

          4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;

          5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;

          6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

          Câu 7: Hãy cho biết ý nghĩa của việc ban hành Luật Biển Việt Nam? Công dân cần phải có trách nhiệm gì trong việc góp phần bảo vệ vùng biển Việt Nam? Theo bạn, làm thế nào để Luật Biển Việt Nam được tuyên truyền đến mọi công dân một cách hiệu quả?

          Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ mà Quốc hội khoá IX đề ra là bổ sung quy định của pháp luật quốc gia phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hoà bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
quốc tế phụ nữ 8/3 Nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1910- 08/03/2024. Trường tiểu học Hưng Thái tham gia hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2024 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 12 phút - Ngày 8 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng cho thiếu nhi năm học 2023- 2024. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 54 phút - Ngày 12 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Vào thời gian cuối xuân sang hè, thời tiết tuy nắng ấm nhưng thỉnh thoảng có những đợt gió mùa đông bắc làm tiết trời trở lạnh đột ngột. Đây là nguyên nhân khiến cho chúng ta dễ mắc các bệnh ... Cập nhật lúc : 14 giờ 4 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trường tiểu học Hưng Thái Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh năm học 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 20 giờ 31 phút - Ngày 5 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trong năm học vừa qua,mặc dù vừa phải làm tốt việc dạy nhưng những hoạt động tổ chức lớp học vẫn luôn được chú trọng. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 52 phút - Ngày 23 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Sốt biểu hiện dưới các dạng như sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm.. là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết ... Cập nhật lúc : 8 giờ 29 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thời gian vừa qua chúng ta đã được nghe nói nhiều về dịch cúm A đang diễn biến phức tạp gây nguy hại đến sức khỏe con người. Hiện nay dịch bệnh này vẫn đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng ... Cập nhật lúc : 14 giờ 5 phút - Ngày 18 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 22/12/2023, trường TH Hưng Thái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN và đặt vòng hoa làm lễ tri ân các anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Hưng Long. ... Cập nhật lúc : 19 giờ 21 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Bệnh cúm (cảm là bệnh lý nhẹ hơn cúm) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và bi ... Cập nhật lúc : 7 giờ 33 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929, người dân tộc Nùng tại Nà Mạ tỉnh Cao Bằng. Những trang viết đầu tiên, Nhà văn Tô Hoài đã dành khá nhiều trang sách để viết về cuộ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 29 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề khảo sát học sinh giỏi đầu năm
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Thời khóa biểu tuần 18 năm học 2021-2022
Thời khóa biểu tuần 9 năm học 2021-2022
Thông tư 22/2019/BG-ĐT ban hành về Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp
Kế hoạch năm học 2021-2022 của trường TH Hưng Thái
Danh sách học sinh các lớp năm học 2021 -2022
TKB các lớp 2021 -2022
Thời khóa biểu tuần 3 năm học 2021 -2022
Mẫu bảo hiểm y tế năm học 2021 -2022
Thời khóa biểu dạy tuần 1 của các lớp năm học 2021-2022
Thời khóa biểu năm học 2021 -2022
Thời khóa biểu tuần 28 năm học 2020-2021
Danh sách học sinh các lớp đã bổ sung năm học 2020 -2021
Kế hoạch NH 2020-2021 trường TH Hưng Thái
Các khoản đóng góp NH 2020-2021
Thời khóa biểu tuần 3 năm học 2020 -2021
12345678